Cách phân loại rác ở Nhật

2021.04.11
生活

Cách phân loại rác ở Nhật

         Bỏ rác là một trong số việc mà người nước ngoài ở Nhật cảm thấy rắc rối khi sống ở Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu cơ bản về quy định bỏ rác ở Nhật như “phân loại rác như thế nào?”, “có phải mua túi đựng rác không?”.

        Tại Nhật, tuỳ khu vực mà cách phân loại rác có thể có đôi chút khác biệt. Hãy tìm hiểu kỹ cách phân loại rác của khu vực mình sinh sống để phân loại cho đúng, tránh gây phàn nàn của người dân xung quanh và của nhân viên thu gom rác, bạn nhé

  1. Các lại rác cơ bản

Các loại rác (tiếng Nhật)

Các loại rác( tiếng Việt)

Ví dụ cụ thể

燃えるゴミ-moeru gomi
Tên khác: 可燃ゴミ-kanen gomi

Rác cháy được

Rác nhà bếp, giấy vụn, vải quần áo.

燃えないゴミ-moenai gomi
Tên khác: 不燃ゴミ-funen gomi

Rác không cháy được

Kim loại, thủy tinh, sành sứ.

資源ごみ-shigen gomi

Rác tài nguyên (rác tái chế)

Chai pet, bình, can, giấy báo.

粗大ゴミ-sodai gomi

Rác lớn, cồng kềnh

Đồ gia dụng cỡ lớn.

 

Phân loại rác và cách bỏ rác khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Văn phòng quận hoặc văn phòng thành phố có phát sổ tay hướng dẫn “quy định bỏ rác” bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung và gần đây được bổ sung thêm tiếng Việt cho người nước ngoài sống tại Nhật.

Rác được phân loại thành rất nhiều loại khác nhau, khi chưa quen sẽ thấy rất phức tạp và vì thế nên không muốn phân cho đúng loại vì khá phiền hà. Tuy nhiên, phân đúng loại rác là quy định của pháp luật Nhật nên không còn cách nào khác phải ghi nhớ và thực hành phân loại nhiều lần cho đến khi quen.

Tùy khu vực mà cách phân loại rác có thể có đôi chút khác biệt. Nên hãy tìm hiểu kỹ cách phân loại rác của khu vực mình sinh sống để phân loại cho đúng tránh gây phàn nàn của người dân xung quanh và của nhân viên thu gom rác.

 

 

       2. Cách phân loại rác

  • Rác đốt được: Những thứ như là phần bỏ đi sau khi làm cá, rau (thức ăn thừa), giấy, quần áo, đồ dùng vệ sinh, đầu mẩu thuốc lá...Trường hợp khi ở Tokyo, bạn sẽ phải cho rác vào túi nilon nửa trong suốt đã được khuyên dùng (Có chứa canxi cacbonat) và buộc lại để không bốc mùi ra ngoài.

  • Rác không đốt được: (Là những thứ không đốt được như các loại nhựa, kim loại, kính, đồ gốm, cao su, da, dao, kim hay các loại bóng đèn.) Với những đồ vật không gây nguy hiểm, hãy cho vào túi nilon trong suốt để có thể nhìn và phân biệt được các thứ bên trong. Kim thì cho vào trong chai hoặc lon rồi đậy nắp lại, với bóng đèn thì bọc lại bằng giấy rồi ghi ra phía ngoài là "nguy hiểm".

  • Rác lớn: (Là những loại đồ dùng gia đình không dùng đến nữa như bàn ghế, đồ điện gia dụng, xe đạp và khi vứt sẽ bị tính phí và cần phải đăng ký.). Khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1 triệu đồng). Hãy gọi điện văn phòng công ty xử lý rác để yêu cầu họ đến thu gom rác. Khi chuyển nhà hoặc khi về nước, nếu có nhiều thứ cần vứt đi nên bạn hãy liên hệ với các công ty này từ sớm.

  • Rác tái tạo được: bao gồm các thùng các-tông, bọc đồ còn sạch, các loại sách báo, và các khay bằng plastic đựng hoa quả, thịt được dùng trong các siêu thị, các bình nước PET sạch…Đặc điểm chú ý khi vứt loại rác này là phải rửa, giữ sạch, phơi khô ráo, nếu sách báo thì buộc chặt lại bằng dây ni lông. Tuy vứt rác này hơi mất công, nhưng việc này rất có ích đối với công cuộc giữ gìn môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 

 

  1. 3.Nên dùng túi nào để đựng rác ?

              Khi bỏ rác, chủ yếu là rác có thể đốt, bạn nên sử dụng túi đựng rác.Tại 23 quận ở Tokyo, không sử dụng túi đựng rác chỉ định, mà khuyến khích sử dụng "túi nilon có thể nhìn được bên trong (túi trong suốt, túi bóng mờ, không dễ bị rách)".

              Kích thước tiêu chuẩn lên đến 45 lít. Ngoài loại túi được bán ở siêu thị hay cửa hàng 100 yên, bạn cũng có thể sử dụng túi ở quầy thu ngân của siêu thị cũng được.

              Ngoài 23 quận của Tokyo, thì thành phố Chofu hay Machida có quy định túi rác chỉ định. Túi rác chỉ định được bán tại đại lý bán lẻ hoặc cửa hàng tiện lợi tại khu vực. Giá cả khác nhau tùy độ lớn, khoảng chừng 80~800 yên/ 10 chiếc.

              Ngay cả ở Kansai và Kyushu những năm gần đây nhiều chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu sử dụng túi rác chỉ định. Các bạn nên chú ý tại các địa phương này sẽ không thu rác nếu không phải là rác đựng trong túi rác được chỉ định.

  1. Nên bỏ rác ở đâu?

              Địa điểm và cách bỏ rác có 2 loại là "bãi gom rác tập trung" và "gom rác tận nhà".

              Bãi gom rác tập trung chủ yếu là khu vực để rác được bố trí ở khu dân cư tập trung như chung cư, căn hộ. Ở khu vực có ít người sống, chỗ gom rác tập trung bố trí ở ven đường. Vì đó là địa điểm mà cư dân sử dụng chung, nên các bạn hãy sử dụng sạch sẽ nhé.

              Ngược lại, rác được để ngay trước nhà của các hộ gia đình, sau đó công nhân vệ sinh đi tới từng nhà một để gom rác, đây gọi là hình thức gom rác tận nhà.

  1. Thời gian bỏ rác ?

             Rác được bỏ vào các ngày do địa phương quy định. Ví dụ, rác có thể đốt bỏ vào thứ 4, rác không thể đốt bỏ vào thứ 6, mỗi khu vực lại quy định vào các thứ khác nhau.

             Ngay cả cùng một tỉnh thành, mỗi khu vực, mỗi phố có ngày thu gom rác khác nhau. Các bạn nên nắm được lịch bỏ rác ở khu vực mình đang sống nhé. Lịch thu gom rác mỗi khu vực đều có, cho nên khi chuyển đến các bạn nên xin lịch gom rác bên văn phòng hành chính địa phương.Một số loại rác như rác cỡ lớn, bạn nên liên lạc trước với trung tâm gom rác cỡ lớn, để quyết định ngày bỏ rác.

            Thời gian bỏ rác thường là trước 8h sáng. Cũng có nơi quy định “không được bỏ rác trước ngày thu gom rác”. Khi đó các bạn hãy cố gắng bỏ rác vào sáng của ngày thu gom rác.

            Hãy nắm rõ quy định bỏ rác tại khu của bạn

           Bỏ rác ở Nhật có nhiều quy định, tuy nhiên nếu quen rồi bạn thấy không có vấn đề gì cả.

           Gần đây, có nhiều địa phương làm các bản hướng dẫn hoặc đưa lên trang chủ HP nội dung bằng tiếng nước ngoài, để giới thiệu một cách dễ hiểu về quy định, phân loại rác dành cho người nước ngoài. Các bạn hãy xác nhận quy định tại địa phương để thực hiện đúng nhé.

 

 

 

LABORO株式会社について

LABORO JAPANは日本で仕事を探す外国人のための求人サイトです。 外国人歓迎の求人が集まり、応募までの流れもスタッフがサポートします。そしてLABORO JAPANは、日本での生活に役立つ記事を多く掲載しています。 早速、LABORO JAPANを使って自分に合う仕事を見つけましょう。