Những sự thật thú vị về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản

2021.04.13
Du lịch

Những sự thật thú vị về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản

Bạn có dự định du lịch Nhật Bản hoặc sắp đặt chân đến đất nước mặt trời mọc để học tập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những sự thật thú vị về đất nước, con người và văn hóa Nhật bản nhé!

Những điều thú vị về đất nước, con người và văn hóa Nhật bản

Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á. Từ xưa đến nay, đất nước mặt trời mọc đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa độc đáo nhất cùng sự phát triển của khoa học công nghệ thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Không những vậy tính cách con người nơi đây cũng phải khiến người khác phải khâm phục.

Ý nghĩa của tên gọi

Chắc bạn cũng đã biết Nhật Bản có những tên gọi như: Đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào hay phù tang. Vậy những tên gọi đó bắt nguồn từ đâu. Người Nhật cho rằng Nhật Bản có nghĩa là “gốc của Mặt Trời” và như thế được hiểu là “đất nước Mặt Trời mọc”. Nhật Bản còn có các mỹ danh hay gọi khác là “xứ sở hoa anh đào”. Vì loài hoa này nở rộ trên khắp nước Nhật và có mặt ở mọi nơi.  Hay tên gọi “đất nước hoa cúc”  được xem như là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vì bông hoa cúc 16 cánh được ví  như Mặt Trời đang tỏa chiếu.

Phù tang cũng là tên gọi khác của Nhật Bản. Nó chính là một loại cây dâu. Theo truyền thuyết kể rằng có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Chính nơi đây thần Mặt Trời đã nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây. Do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Bạn đã nghe đến phải cạo đầu của mình như một hình thức của lời xin lỗi chưa?

Điều này xảy ra ở Nhật. Một số đàn ông ở Nhật Bản sẽ cạo đầu của họ như một hình thức cho lời xin lỗi.

Ở Việt Nam chắc không bao giờ xảy ra điều này. Mà nó chỉ dành cho những lời thách  thức hoặc cá cược.

Đặc trưng về sắc dân

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì ngườ i Nhật cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời MinhTrị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học,điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tácOECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.

Nếp sống

Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.

Một số người Nhật rất ưa chuộng lối sống tối giản [tiếng Nhật: ミニマリズム (minimarizumu)] họ thường giảm bớt đồ đạc ra khỏi nhà tới mức tối thiểu để có một cuộc sống tốt hơn và có nhiều thời gian hơn, vì họ quan niệm rằng quá nhiều đồ đạc sẽ đánh mất sự tự do của bản thân, chỉ nên giữ lại những đồ vật cần thiết và thực sự quan trọng. Một số người thường áy náy khi vứt đồ, dù là đĩa, sách, những bức hình kỉ niệm hay quà từ người quan trọng, người Nhật vẫn vứt vì thấy không cần nó nhưng lại biết ơn người tặng. Biết tận dụng những món đồ quan trọng sẽ hạn chế việc mua những đồ mới cũng như giảm chi phí sinh hoạt, tập trung được vào mọi việc, mang lại nhiều công sức và giảm thời gian làm việc nhà. Trong các trận động đất hay sóng thần Nhật Bản, những người ít đồ đạc sẽ không chấn thương nhiều như những người có nhiều đồ, thậm chí nhiều đồ vật quá tải có thể giết chết chủ nhà và kể cả những món đồ đắt giá cũng bị mất theo, những đồ cần thiết lại được giữ lâu hơn.

Văn hóa xã hội và giao tiếp

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hôi Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (Ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là "Keigo", tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ thích hợp.

Tập quán trong giao tiếp

- Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

- Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10–20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10–15 cm.

- Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

- Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

- Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

- Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

- Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có.

- Người Nhật rất thích hoa anh đào. Họ rất kị số 4, vì âm đọc số 4 đồng âm với từ "chết".Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.

Tại Nhật Bản, ngay từ thời Heian đã có việc kiêng số 4. Trong cuốn “Tiểu hữu kí” ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kị nếu như có bốn người thì sẽ làm tròn thành 5. Đây là ví dụ về việc tránh số 4 nhưng phần nhiều là do kiêng âm “Shi”. Người ta tránh sử dụng âm “Shi” mà thay vào đó dùng âm “Yon”. Ví dụ như “bốn người” thì sẽ dùng là “Yo nin” hay “Yottari” chứ không phải là “Shinin”. Thời đó vẫn sử dụng âm “Shi” mà chưa sử dụng rộng rãi âm “Yon”. Tuy nhiên đó chỉ là ởTokyo. Tại Osaka nghe nói từ thời Edo âm “Yon” đã được sử dụng thay thế.

Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc 轢く(Hiku – nghiến, chèn ngã).

Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – (với phát âm giống chữ “Khổ” – ). Tuy nhiên là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản. Không nên tặng hoa cúc đại đóa cho họ vì đây là điều cấm kị. Người Nhật coi cúc đại đóa là biểu hiện, điềm báo của sự tang thương, chết chóc.

 

 

Giới thiệu

LABORO JAPAN là một trang tìm kiếm việc làm ở Nhật dành cho người nước ngoài. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc nhanh chóng và dễ dàng bằng tiếng Việt với số lượng lớn tin tuyển dụng. Ngoài ra, LABORO JAPAN còn là kênh cung cấp thông tin hữu ích cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.