Vừa đúng 50 năm kể từ tháng 7, khi một bước của nhân loại đã để lại dấu chân vĩ đại trên Mặt Trăng. Từ khi Apollo 11 đáp xuống Mặt Trặng, cho đến nay đã nửa thế kỉ. Không gian vũ trụ đang từng bước chuyển mình từ một đấu trường chạy đua công nghệ sang một môi trường hợp tác quốc tế. Bài viết này sẽ theo chân lời kể của những nhà phi hành gia từng đối diện với các bước ngoặt trong lịch sử khám phá vũ trụ.
YURI GAGARIN (1961)
Ngày 12/4/1961, phi hành gia Xô Viết cũ, Yuri Gagarin là nhân loại đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ. Từ cửa sổ tàu vũ trụ Vostok, thế giới với cao độ 300 km đã hiện ra trước mắt ông. “Bầu trời đen đặc, trái đất thì xanh biếc. Mọi thứ đều rất rõ ràng.”
1 giờ 48 phút sau khi khởi hành, ông quay lại mặt đất Xô Viết. Xô Viết lúc ấy bất ngờ thành công với việc đưa người vòng quanh trái đất với tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên trên thế giới.
Gagarin phi công của Không quân lúc ấy 27 tuổi. Điều khiến người phi hành gia đầu tiên khác biệt, được cho là chiều cao chưa tới 160 cm của ông rất dễ dàng ngồi vào khoang thuyền chật hẹp, còn cha mẹ của ông chỉ là công nhân tại Nikolhoz (trang trại tập thể), và vì tên của ông cũng là Yuri “như tên của mọi người Liên Xô” khác. Hơn hết, nụ cười hòa đồng và ấn tượng đã thu hút mọi người xung quanh.
Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ là vào 3 tuần sau đó, tức ngày 5 tháng 5. Đó mà một chuyến bay đạn đạo ngắn ngủ trong vòng 15 phút, bao gồm phóng vút lên vũ trụ, rồi lập tức lao xuống. Liên Xô thì có Titov Germanic bay quanh Trái Đất lần vào tháng Tám. Mãi đến năm sau thì John Genn của Mỹ mới được bay quanh Trái Đất lần đầu.
Sau chuyến bay đầu tiên, Gagarin được gọi là “Starman”, và trở thành một huyền thoại. Bản thân ông muốn bay vào vũ trụ một lần nữa, nhưng các nhà lãnh đạo của Liên Xô đã không cho phép, vì sợ mất đi một anh hùng quốc tế. 7 năm sau, ông gặp nạn trong một đợt huấn luyện phi cơ phản lực và qua đời ở tuổi 34. Nguyên nhân tai nạn vẫn là nhiều bí ẩn, đến nay vẫn chưa rõ ràng.
NEIL AMSTRONG (1969)
Bước đầu tiên của ông lên mặt trăng, là bằng chân trái.
Đó là ngày 20 tháng 7 năm 1969, khi module đổ bộ mang số hiệu Apollo 11 đáp xuống bình nguyên trên mặt trăng mà người ta gọi là “Biển tĩnh lặng”. Khi thuyền trưởng Neil Amstrong ra khỏi cửa khoang, ông cẩn thận bước xuống thang từng bước, và đầu tiên đặt chân phải lên chân của module đổ bộ. Ông thấy rất rõ, bề mặt của mặt trăng được bao phủ bằng một lớp cát mịn như là bột. Và rồi, tay phải vẫn cầm lấy thang, ông từ từ hạ chân trái xuống mặt trăng. Sau một hơi thở, ông tiếp tục bằng câu nói huyền thoại.
“Một bước đi nhỏ thế này, lại là một bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại”
MORI MAMORU (1992)
Nếu không có tai nạn tàu con thoi, thì người Nhật đầu tiên bay vào vũ trụ sẽ là Mori Mamoru của Nghiệp đoàn phát triển vũ trụ cũ (NASDA). Năm 1985, ông được chọn là ứng viên phi hành gia cùng với Chiaki Mukai và Takao Doi. Tuy nhiên, năm tiếp theo, khi tàu Challenger tháo gỡ trên bầu trời ngay sau khi phóng, việc đưa tàu con thoi lên vũ trụ đã bị hoãn lại gần 3 năm.
Theo báo cáo, 7 phi hành gia trên tàu thiệt mạng không phải tại thời điểm tàu bị tháo gỡ, mà là 2 phút 25 giây sau khi bị tháo gỡ, từng ghế ngồi của họ lao xuống và va chạm mạnh với Thái Bình Dương, dẫn đến tử vong.
KOIICHI WAKATA (2009)
Koichi Wakata đã đóng góp lớn cho việc Nhật Bản được NASA công nhận là đối tác quan trọng để phát triển không gian quốc tế. Wakata, người học ngành công nghệ hàng không tại trường đại học và làm kỹ sư tại một công ty hàng không, được JAXA chọn làm ứng viên cho vị trí Mission Specialist, tức là người không chỉ ngồi trong tàu con thoi mà còn chịu trách nhiệm vận hành nó.
Tại NASA, anh trở thành một người hướng dẫn với tư cách là chuyên gia về cánh tay robot, thứ không thể thiếu để xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), và bản thân anh cũng tham gia phát triển. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009, lần đầu tiên anh ở ISS trong một thời gian dài, góp phần hoàn thành ISS với tổng cộng bốn chuyến bay. Khi trở về sau chuyến cư ngụ dài 137 ngày trên ISS, anh nói,
“Khi mở khoang ra, hơi cỏ cây tràn vào tàu con thoi, tôi có cảm giác như được trái đất chào đón trở lại”.
Anh từng là đội trưởng ISS Nhật Bản đầu tiên trong thời gian dài từ 13 đến 14 năm và sau khi trở về Nhật Bản, anh trở thành người Nhật Bản đầu tiên đảm nhận vị trí quan trọng trong NASA. Anh đã là thành viên của JAXA kể từ tháng 4 năm 2018.