Túi nylon đã thay đổi- Liệu xã hội có thay đổi không ?

2021.03.29
Đời Sống

“Túi nylon sẽ được áp dụng phí 3 yên một túi, quý khách có muốn sử dụng không ạ ?” Chắc hẳn rất nhiều người được hỏi như vậy tại các cửa hàng tiện lợi tại Nhật. Để hạn chế lượng rác thải plastic, các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc được yêu cầu phải tính phí đối với các loại túi nylon.

Tuy nhiên, vấn đề giá cho túi nylon, việc áp phí hay tiếp tục phát miễn phí còn phụ thuộc hình thái doanh nghiệp hay như chất liệu của loại túi nylon được sử dụng. Với người tiêu dùng cũng chia ra hai nhóm quan điểm: nhóm thứ nhất đó là nếu 1 túi 3 yên thì vẫn có thể chi chút tiền để có thể sử dụng nó; nhóm thứ hai thì xem đó chính là dịp để mang theo my bag (*). Những xu hướng mới nhất xung quanh “túi nylon”- vật dụng thiết yếu khi đi mua sắm đang diễn ra.

*My bag: loại túi mua sắm cá nhân, có thể tái sử dụng nhiều lần

Cảnh tượng các cửa hàng tiện lợi cũng đã thay đổi

Từ sáng ngày 1 tháng 7, tại các cửa hàng tiện lợi tại Tokyo, nhân viên đã bắt đầu thông báo với khách hàng mỗi khi đến mua sắm về việc túi nylon giờ đã được áp phí và khách hàng có cần sử dụng túi nylon hay không. Đây chính là cảnh tượng mà trước giờ chưa hề xảy ra. Từ đó ta dễ dàng bắt gặp có những người chọn cách mang trực tiếp những món hàng đã mua đi về nhà hay cũng có những người sẽ để đồ vào túi cá nhân mang theo rồi ra về,...
Có một vị khách hàng đã nói rằng “Vì chính bản thân mình cũng để ý ảnh hưởng tới vấn đề môi trường nên từ này về sau nếu có thể tôi muốn cố gắng luôn mang theo túi cá nhân của mình ”

Loại túi nylon như thế nào sẽ tính phí

Điểm qua các siêu thị thì những túi nylon mà trước giờ việc cấp phát miễn phí được coi là điều đương nhiên thì giờ đây sẽ được áp phí. Từ ngày 1 tháng 7, đối tượng là toàn bộ những cửa hàng bán lẻ mà có sử dụng các loại túi plastic chẳng hạn như các của hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng quần áo, nhà sách, trung tâm thương mại trên toàn quốc,... có nghĩa vụ phải tính phí cho túi nylon. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng cũng còn rất nhiều kiểu tùy thuộc vào hình thái doanh nghiệp, công ty,...

Bởi vì không hẳn là tất cả các loại túi đều bị áp phí cả. Những điểm mấu chốt quyết định xem túi đó có thuộc đối tượng áp phí hay không bao gồm “chất liệu”, “có quai cầm hay không”, “có để sản phẩm buôn bán vào không”.

Về yếu tố chất liệu, những túi loại plastic mà được sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch chẳng hạn như dầu mỏ thì sẽ được coi là đối tượng, còn những túi chứa chất liệu sinh khối* chẳng hạn như thực vật trên 25% thì sẽ nằm ngoài nhóm đối tượng tính phí.

Sinh khối: Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v..v..), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm

Ngoài ra những loại túi mà không có quai cầm thì cũng ngoài nhóm đối tượng áp phí. Ví dụ: những loại túi trong suốt để bọc thực phẩm tươi sống mà thường được cuộn tròn để ở các siêu thị và người dùng sẽ tự cắt ra để gói đồ cũng được miễn phí.

Không những thế, nhưng trường hợp không phải là hàng hóa buôn bán, chẳng hạn như quà tặng kèm nằm trong túi hay như những sản phẩm dùng thử thì cũng nằm ngoài đối tượng. Những loại túi mà có độ dày từ 0.05 milimet trở lên, có thể dùng đi dùng lại cũng ngoài nhóm đối tượng áp phí.

Việc áp phí này liệu có hiệu quả không ?

Mục tiêu của việc áp phí đối với túi nylon đó chính là nhằm giảm thiểu lượng rác plastic. Nhưng liệu hiệu quả sẽ như thế nào ?

Theo Hiệp hội chuỗi cửa hàng Nhật Bản, đã có rất nhiều siêu thị đã áp phí đối với các loại túi nilon rồi, tỷ lệ người không sử dụng túi nylon tại các siêu thị = tỷ lệ từ chối sử dụng đạt 57,21% tính tại thời điểm tháng 3 năm nay, cao gấp đôi so với 10 năm trước. Cho nên có thể nói việc áp phí này cũng mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm thiểu túi nylon.

Tuy nhiên, theo như Hiệp hội tái chế plastic thì lượng rác plastic trong năm 2018 là khoảng 891 vạn tấn, hơn nửa trong số đó là chai nhựa và những hộp đựng thực phẩm. Tỉ lệ túi nylon trong số đó được tính toán là khoảng 2%~3%. Do đó, cho dù có giảm túi nylon thì cũng khó mà giúp giảm bớt tổng lượng rác plastic được.

Bằng việc áp phí để giảm thiểu túi nylon, hành động này cũng được xem như là một “bước tiến nhỏ” đối với môi trường. Chỉ cần thói quen mang theo túi cá nhân được phổ cập thì cũng có thể giúp giảm bớt lượng plastic mà chúng ta sử dụng một cách vô thức hàng ngày. Vậy với việc áp phí 3 yên cho một túi nylon thì liệu xã hội sẽ thay đổi như thế nào- đấy chính là vấn đề mà mọi người vẫn đang chú ý.

Giới thiệu

LABORO JAPAN là một trang tìm kiếm việc làm ở Nhật dành cho người nước ngoài. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc nhanh chóng và dễ dàng bằng tiếng Việt với số lượng lớn tin tuyển dụng. Ngoài ra, LABORO JAPAN còn là kênh cung cấp thông tin hữu ích cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.