Copyright Laboro. All rights reserved.

Bóng tối sâu thẳm đằng sau ba chữ “Thực tập sinh”

Mặc dù dịch bệnh corona vẫn còn đang trong diễn biến phức tạp, nhưng tình trạng thiếu lao động, nhất là về nguồn lao động nước ngoài với mức lương thấp trong một số ngành nghề vẫn gia tăng. Ví dụ điển hình là thực tập sinh Việt Nam tăng nhanh do nới lỏng hạn chế nhập cư đối với người nước ngoài.

 
Tính đến cuối tháng 6 năm ngoái, số thực tập sinh Việt Nam đạt khoảng 220.000 người, chiếm phần lớn tổng số thực tập sinh. Kể từ tháng 11, hơn 32.000 người mới đã nhập cảnh vào Nhật Bản do các biện pháp lới lỏng hạn chế nhập cư. Thực tập sinh Việt Nam có một điểm chung, họ đến Nhật Bản với khoản nợ gần 1 triệu Yên Nhật.
Hệ thống đào tạo quy định rằng nguồn nhân lực đến Nhật Bản không được chịu gánh nặng về tài chính. Chi phí đào tạo tiếng Nhật và chi phí đi lại đều do công ty tiếp nhận thực tập sinh tại Nhật Bản chi trả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chính phủ cho phép người môi giới thu phí và đưa ra mức giới hạn là “$ 3.600” (khoảng 380.000 yên). Hơn nữa, người ta nói rằng ít công ty bảo vệ quy định trên. Do đó, các thực tập sinh sẽ mắc nợ và phải trả một khoản phí không hề nhỏ.

 
Người môi giới sẽ không bị phạt ngay cả khi thực tập sinh bị thu phí vượt quá giới hạn trên. Những công ty môi giới nói: “Chúng tôi đã hối lộ với các quan chức bên trên”. Người ta nói rằng đưa thực tập sinh sang Nhật Bản là một nguồn thu nhập của tầng lớp đặc biệt.
Các hãng truyền thông lớn như báo chí đều nhấn mạnh rằng “cần loại bỏ những kẻ xấu” khi xử lý hệ thống đào tạo. Tuy nhiên, ở một đất nước như Việt Nam, nơi mà việc đưa thực tập sinh đã trở thành việc kinh doanh của quốc gia thì việc “loại bỏ”không phải là việc dễ dàng.

 
Một phần phí mà thực tập sinh trả sẽ là tiền hối lộ do người gửi cho quan chức có thẩm quyền. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác dẫn đến việc tăng phí. Đó là một khoản tiền được cho là trả cho một "tổ chức giám sát" làm trung gian cho các thực tập sinh ở Nhật Bản.

 
Ở Việt Nam, có rất nhiều ứng viên xin đi đào tạo thực tế, và Nhật Bản sẽ thành “bên mua”. Với tư cách là một người trung gian, bên trung gian muốn bằng cách nào đó bán thật nhiều thực tập sinh cho tổ chức giám sát. Do đó, hiện tượng xấu này đang tiếp tục hoành hành
Anh Nguyễn (khoảng ba mươi tuổi), đang là giám đốc điều hành của một công ty môi giới lớn ở Hà Nội, chia sẻ:

 
"Mức tiền trung gian khác nhau tùy thuộc vào loại công việc mà thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản. Trong ngành" công nghiệp chế biến thực phẩm ", được coi là công việc tương đối dễ dàng và phổ biến với các thực tập sinh,nên sẽ thu của thực tập sinh 250.000 yen trên một người. Giá thị trường gần đây là 100.000 yên cho "nông nghiệp" và "công nghiệp ngư nghiệp" và 50.000 yên cho "công nghiệp xây dựng", vì công viêc này vất vả nên không được mọi người quan tâm bằng các công việc khác."
“Luật Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật” quy định rằng tổ chức giám sát là một “công ty hoạt động không vì lợi nhuận”. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của nó không khác gì một cơ quan biên chế tạm thời. Một khoản phí hàng tháng khoảng 30.000 đến 50.000 yên sẽ được thu từ công ty nơi thực tập sinh làm việc với tên gọi “phí giám sát”. Điều phối viên tư nhân không tham gia vào việc quản lý của tổ chức giám sát, nhưng người ta thường nói rằng họ thường ở đằng sau của tổ chức giám sát.

 
Người ta nói rằng một tổ chức giám sát như vậy đã thu tiền “phí trung gian” từ những trung tâm trung gian ở Việt Nam. Tiền đó được trao bằng tiền mặt, vì vậy chúng không bị lộ và tất nhiên, không phải trả thuế. Đối với những người tham gia vào nhóm, đó là một “món mồi béo bở”

 
Hơn nữa, việc cung cấp lợi nhuận theo yêu cầu của tổ chức giám sát từ người gửi không giới hạn đối với “khoản phí”. Có thông tin cho rằng, một số tổ chức yêu cầu bên trung gian trả chi phí đi lại và chi phí ăn ở khi sang Việt Nam phỏng vấn thực tập sinh. Nó đã là phong tục để thiết đãi những đoàn thể liên quan . Anh Nguyễn đã chia sẻ về việc anh ấy đã tiếp đãi người Nhật nhiều lần.

 
Cho dù đó là chi phí trung gian hoặc chiêu đãi từ người gửi cho tổ chức giám sát, hay hối lộ cho bộ máy hành chính , thì nguồn gốc đều là khoản nợ mà các thực tập sinh phải gánh chịu. Vì vậy, họ đến Nhật Bản với một số nợ lớn.
Mức lương mà thực tập sinh có thể kiếm được khi làm việc tại Nhật Bản chỉ khoảng hơn 100.000 yên một chút. Cơ sở là mức lương tối thiểu của mỗi tỉnh, từ đó chi phí nhà ở được khấu trừ. Do đó, một số người Việt Nam biến mất khỏi nơi làm việc và làm việc bất hợp pháp hoặc phạm tội nhằm nhanh chóng trả nợ.

 
Ngay cả đối với cùng một thực tập sinh, chẳng hạn như trường hợp người Philippines, việc mất tích và phạm tội hầu như không phải là vấn đề. Giống như Việt Nam, Ở Philippines cũng có những người làm ở bên moi giới. Tuy nhiên, chi phí do các công ty bên Nhật Bản chịu vì vậy họ không mang nợ nhiều như người Việt Nam. Sự khác biệt ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau khi sang Nhật.