Ngừng biến bản thân mình hoàn hảo
Tôi khởi nghiệp khá trễ, bắt đầu một công việc nghiêm túc là vào khoảng ngoài 20 tuổi. Ở thời điểm đó, tôi đã từng có suy nghĩ “nhanh chóng kết hôn, trở thành một người vợ hiền và túc tắc làm những công việc bán thời gian”. Nhưng những giá trị quan đã thay đổi khi người dự định kết hôn đổi ý định và chúng tôi hủy hôn. Tôi sợ những điều không chắc chắn trong tương lai sẽ thay đổi tùy thuộc vào suy nghĩ của đối phương.
Tôi đã từng sống không có mục đích khi vào làm ở một công ty, rồi nghỉ việc, rồi đi làm công việc tự do, nhưng khi sống một cách tích cực hơn tôi đã xin ứng tuyển làm nhân viên ở công ty mà thời gian trước từng làm tạm thời ở đó. Hồ sơ xin việc của tôi mặc dù đã hơi cũ rồi nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn được nhận làm nhân viên chính thức. Công ty hiện tại tôi làm vì là công ty startup đang phất lên nên khối lượng công việc cũng khá nhiều. Nhờ miệt mài với công việc đến mức không quan tâm rằng bản thân đang làm vào những ngày nghỉ và tăng ca mà tôi đã hồi phục và trở lại vị trí xuất phát dù hơi muộn.
Những nỗ lực bỏ ra cũng được đền đáp, công việc tôi được tin tưởng giao phó ngày một nhiều hơn. Dẫu vậy thì sự mặc cảm, cảm giác thua kém người khác vẫn cứ đeo bám tôi. Công việc đảm nhiệm mỗi lúc một nhiều và mối quan hệ cũng ngày càng mở rộng hơn.
Những người mà tôi quen biết trong công việc thì có bằng cấp cũng như nhiều kinh nghiệm. Đối với một người luôn muốn cố gắng bắt kịp như tôi thì họ thật sự rất hoàn mỹ. Chính sự hoàn mỹ này đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Tôi nhìn lại bản thân của quá khứ và hối hận nhưng cũng chẳng thể nào quay trở lại. Và rồi tôi cuống cuồng khiến bản thân mình cũng trong thật hoàn hảo như vậy
Giai đoạn tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp
Tôi cứ thể tiếp tục trong cuồng quay của công việc và chuẩn bị những bước đệm cho bản thân
Những công việc tôi nói rằng “tôi sẽ làm” và nhận làm thường khá “khó nuốt” nhưng tôi vẫn cố gắng làm tới cùng. Và thế rồi câu nói “tôi sẽ làm” cứ thể tăng lên và lặp đi lặp lại vô số lần. Sự thật là phía trước của câu nói “tôi sẽ làm” thường là “ mặc dù tôi chưa làm việc này bao giờ nhưng....”. Tôi đã lược giảm vế đầu và vào thẳng vấn đề rằng “tôi sẽ làm”. Tôi cật lực nhận việc để khiến bản thân trong thật tài giỏi và hoàn mỹ trong mắt người khác.
Khi kinh nghiệm của tôi tăng lên, từ “tôi sẽ làm” trở thành “tôi có thể làm”, bản thân tôi cũng nhận thấy được những điều mà mình hài lòng và chưa hài lòng. Tất nhiên cũng có những việc bản thân hài lòng nhưng không thích và bản thân chẳng hài lòng nhưng lại thích. Trong lúc đó, bản thân tôi dần có thể làm nhiều thể loại việc hơn, từng chút từng chút với tới được mục tiêu.
Sau khi biết được những điều tôi sẽ làm, tôi xem xét về những điều mình muốn làm. Tôi hiểu được rằng mọi sự trên đời không chỉ là bạn muốn làm việc gì mà còn là bạn có thể làm gì và bạn không thể làm gì. Khi nhận ra điều đó, những lựa chọn của tôi cũng trở nên rõ ràng hơn, tôi cố gắng tập trung vào những điều bản thân có thể làm và muốn làm. Như vậy cũng dễ dàng hơn cho bản thân.
Khi chỉ xoay quanh điều bản thân có thể làm và muốn làm thì cũng tự khắc cảm thấy vui vẻ hơn trong những công việc mình làm. Có thể phấn đấu để hướng tới con đường mục tiêu của bản thân thật tuyệt vời. Hạnh phúc chỉ đơn giản vậy thôi.
Nhưng cũng thật khó để thấy được con đường này và để có thể chạm được tới đó, tất cả những gì tôi cần làm là chạy không ngừng nghỉ. Khi nhìn thấy “lộ trình để bản thân dễ chạy hơn”, tôi giống như một vận động viên điền kinh đang dần dần tiến về phía trước với tất cả những kinh nghiệm đã học được.
Sau năm 30 tuổi, đánh dấu một giai đoạn thay đổi trong cuộc đời tôi. Khi đang trong guồng quay của công việc, tôi đã bị thôi thúc bởi chính sự mặc cảm của bản thân.
Công việc thì vui thật đấy, nhưng khi chuyển qua giai đoạn kế tiếp thì chẳng có điều gì là đủ cả. Vào khoảng thời gian có suy nghĩ như vậy thì thấm thoát cũng đã 10 năm kể từ khi tôi dồn tâm lực cho công việc.
Cuộc gặp gỡ với người thực sự mạnh mẽ
Sau khi nhận được rất nhiều kinh nghiệm từ công việc thì tiếp theo đó tôi chuyển mối quan tâm sang quản lý con người. Mặc dù khả năng của 1 mình tôi bị giới hạn nhưng nếu có thể quản lý con người, tạo thành một team thì chắc chắn có thể làm những việc lớn hơn. Để có thể thực hiện được điều này, tôi đọc nhiều sách hơn, lắng nghe nhiều câu chuyện hơn.
Nhưng mà khi thử bắt tay vào làm thì chẳng đơn giản như dự tưởng.
Lý do là bởi tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết, vượt qua rất nhiều khó khăn nên cũng mong muốn người khác có thể làm được như vậy. Khi nghe những câu chuyện của người khác, tôi thường áp đặt vào kinh nghiệm của bản thân và nói rằng “tôi cũng đã từng trải qua những điều như vậy”. Từ “tôi đã từng trải qua những điều như vậy” thành “Vì thế bạn cũng có thể”, tôi nghĩ “bước nhảy vọt” này không hẳn là khó.
Mặc dù biết tôi và đối phương hoàn toàn không giống nhau nhưng “tôi có thể làm được” thì “bạn cũng có thể làm được”
Vào lúc đó, tôi đã gặp một người lãnh đạo. Anh ấy là mẫu người mạnh mẽ, thẳng thắn, sảng khoái, anh không ngần ngại nói với mọi người rằng “ vì tôi cũng sẽ mắc những sai lầm vậy nên mong mọi người giúp đỡ và góp ý nhé!”. Lần đầu tiên tôi đã rất ngạc nhiên và nghĩ rằng “Nói như thế có ổn không?”
Tôi của lúc bấy giờ luôn nghĩ rằng người mạnh mẽ, giỏi giang là người có thể làm được rất nhiều thứ. Tôi mê muội biến bản thân mình thật hoàn hảo, gia sức tăng số lượng những điều mà “bản thân có thể làm được” lên để trở nên mạnh mẽ và tài giỏi hơn. Với tôi, những người nói “tôi không thể” đồng nghĩa với việc bị xem là yếu đuối. Nếu như vậy thì rất có thể bị cướp mất chỗ đứng. Tôi đã sợ như vậy đó.
Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Người mạnh mẽ thật sự là người biết được bản thân, bao gồm cả những điểm yếu và chấp nhận được những điểm yếu của người khác.
Thực tế anh ấy là một người rất giỏi nhận biết được những điều mà người khác “không thể làm” được. Người lãnh đạo không phải là người ép cấp dưới phải mở rộng giới hạn bản thân, mà là người nhìn ra được những điều cấp dưới “không làm được” và tìm cách để theo dõi những điều này như thế nào. Khi nhận ra được điều này, bản thân tôi như được mở mang tầm mắt.
Con người không chỉ có điểm mạnh. Chính vì sự tồn tại và hoạt động song song của điểm yếu và điểm mạnh mà hình thành nên cá tính riêng biệt. Khi nhận ra rằng việc của người lãnh đạo là phát huy những cá tính như vậy thì tôi có thể thẳng thắn thừa nhận bản thân cũng có những điểm yếu, cũng có những việc “không làm được”.
Khi nghĩ rằng đây phải chăng là cảm giác vấp ngã thì bản thân lại như trút thêm được một gánh nặng nữa.
Ngừng che giấu điểm yếu của bản thân, chấp nhận mình cũng có những điều “không làm được”.
Khi mà chấp nhận những điều bản thân mình “không làm được” thì cũng có thể mở lòng với những điều người khác “không làm được”. Bởi vì có thể hiểu rằng vấn đề ở đây không phải là “không làm được “ mà làm “không thể tìm kiếm được sự giúp đỡ”
Dù bản thân hiểu được điều này nhưng cũng khó có thể giải thích cho người khác. Việc chấp nhận điều bản thân “không làm được” là hành vi rủi ro trong một số trường hợp vì nó phơi bày điểm yếu ra trước mặt người khác. Khi suy nghĩ làm sao để giải quyết vấn đề đó thật tốt thì tôi bắt gặp khái niệm “an toàn về mặt tâm lý”
An toàn về mặt tâm lý là trạng thái chấp nhận rủi ro, không sợ bị phạm lỗi và dù có để lộ ra yếu điểm cũng chẳng có sao cả. Khi biết được khái niệm đó, tôi ở cái độ 40 ấy nghĩa rằng điều mình nên hướng tới lúc này chính là tạo ra cái gọi là “an toàn về mặt tâm lý.”
Tôi ở cái độ 20, 30 tuổi còn có rất nhiều nỗi lo lắng, bất an. Khi mà sự nghiệp chưa đâu vào đâu, những ý kiến, con đường muốn đi còn gặp nhiều bác bỏ, tôi chẳng thể phản biện ngay tức khắc. Thật ra bản thân tôi cũng có rất nhiều tiếc nuối. Giả sử bây giờ, mục tiêu mà tôi hướng tới có thể làm tăng số người chấp nhận điểm yếu của mình và tạo một môi trường làm việc “an toàn về tâm lý” thì nó sẽ như thế nào nhỉ?
Như môt bước tiến để đạt được tới điều này, tôi nghĩ rằng mình cần ngừng biến bản thân trở nên thật hoàn mỹ và tài giỏi về mọi mặt.
Xác nhận những điều mà bản thân “không làm được”, ngừng biến bản thân quá hoàn hảo và làm những điều mình có thể trong phạm vi khả năng thực tế. Để có thể tăng số lượng người sống chấp nhận điều này, dù chỉ là 1 người, thì tôi muốn họ hiểu rằng “bản thân họ cũng có những điều không làm được”. Bởi vì cái suy nghĩ “ngừng lại “ ấy, một khi không muốn tiếp tục nữa thì chắc chắn sẽ lại muốn biến bản thân trông thật hoàn hảo trong mắt người khác.
Thành thật mà nói thì không hẳn là sự mặc cảm và nóng vội trong tôi hoàn toàn biến mất. Tôi vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt tràn đầy sự mặc cảm và thiếu kiên nhẫn của bản thân. Nhưng tôi bắt đầu nghĩ rằng đó là một phần của tôi.
Cùng lúc đấy, tôi bắt đầu học không giấu giếm những yếu điểm này. Đó là khởi nguồn của suy nghĩ “dừng biến bản thân trông thật hoàn mỹ”. Việc chấp nhận bản thân không hoàn hảo và đối phương cũng chấp nhận điều này thật là điều tốt.
Trên hết thẩy bản thân tôi nghĩ rằng bằng cách nói “cái này tôi không thể làm được” giống như người lãnh đạo năm xưa mà tôi từng gặp, tôi sẽ tạo ra một team chất lượng. Mọi người đều có những việc mà họ không thể làm và điều đó chẳng sao cả. Lời cuối cùng tôi muốn nói rằng vì bản thân tôi hài lòng với phiên bản “không thể” của chính mình nên mọi người cũng có thể hài lòng với phiên bản “không thể” của chính mình.