Đầu cơ là gì? Phân biệt giữ đầu cơ và đầu tư
Đầu cơ là gì? Phân biệt giữ đầu cơ và đầu tư
Đầu cơ và đầu tư đều là phương thức đầu tư sinh lời được sử dụng từ các nhà kinh doanh. Vậy làm cách nào để phân biệt sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư?
Đầu cơ là mua hoặc bán cổ phiếu, tiền tệ, bất động sản, vàng, hàng hóa, tài sản hiện vật, chứng khoán, tài chính… với mục đích bán lại với giá cao hơn, hoặc mua vào với giá thấp hơn để kiếm lợi nhuận, dựa trên sự dự đoán của các nhà đầu tư hay những kỳ vọng về một sự kiện xảy ra trong tương lai sẽ đem lại lợi nhuận cao cho khoản đầu tư của mình.
Các nhà đầu cơ là những người thích mạo hiểm và sẵn sàng tiến hành mua bán khi dự kiến có sự thay đổi của tăng giá trong tương lai nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của mặt hàng đó.
Đầu tư cũng là phương thức đầu tư sinh lời trong việc kinh doanh của mình. Vậy đầu cơ khác gì đầu tư?
Đầu cơ và đầu tư đều là phương thức đầu tư sinh lời tuy nhiên đầu cơ có sự khác nhau khá rõ ràng. Qua định nghĩa có thể thấy:
Đầu cơ: Là phương thức đầu tư tận dụng cơ hội của thị trường. Khi giá sản phẩm trên thị trường giảm thì các nhà đầu tư tích lũy sản phẩm, hàng hóa và bán ra thu lợi nhuận sau khi giá sản phẩm trên thị trường tăng cao hoặc ổn định lại.
Đầu cơ chủ yếu diễn ra trong thời gian ngắn và thu lợi nhờ sự chênh lệch về giá của sản phẩm.
Đầu tư: Là sự hy sinh tiêu dùng của bản thân ở hiện tại để mong thu lại lợi ích lớn hơn gấp nhiều lần trong tương lai. Đầu tư cần sự phân tích về đối tượng đầu tư và sự kỳ vọng vào sự phát triển của đối tượng được đầu tư.
Đầu tư thường diễn ra trong thời gian tương đối dài và rất ít khi xảy ra trong thời gian ngắn hạn.
Nhà đầu tư Warren Edward Buffett đã giải thích:
“Cách thực sự đơn giản phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ là kiểm tra xem bạn có quan tâm ngày mai thị trường có mở cửa hay không.
Khi tôi mua một cổ phiếu, tôi sẽ không bận tâm đến chuyện họ có đóng cửa thị trường chứng khoán trong một vài năm nữa hay không. Tôi quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan tâm đến việc liệu doanh nghiệp ấy có mang lại lợi suất cho mình trong tương lai hay không.
Nếu quan tâm đến thị trường, tôi sẽ là người đầu cơ vì tôi quan tâm đến việc giá lên hay xuống trong phiên ngày mai. Thực sự thì bạn không thể biết chính xác giá có tăng hay không”.
Phong cách đầu tư của Warren Buffet:
Trong ấn phẩm cuối cùng về Warren Buffett “Phong cách đầu tư của Warren Buffett” (2004), Robert Hagstrom đã minh họa phương pháp đầu tư của nhà đầu tư giá trị lỗi lạc nhất thế giới. Nếu bạn muốn lựa chọn một phong cách đầu tư giá trị cổ điển, hẳn bạn cũng biết Warren Buffett là hình mẫu có vai trò lớn. Ngay từ ngày đầu lập nghiệp, Buffett đã nói “trong tôi có đến 85% là Benjamin Graham”. Graham là cha đẻ của đầu tư giá trị. Ông đã đưa ra khái niệm về giá trị nội tại – là giá trị cơ bản hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của nó trong tương lai.
Theo Hagstrom, Buffett có mười hai nguyên lý đầu tư. Chúng được phân thành các nhóm gồm kinh doanh, quản lý, thước đo tài chính và giá trị:
Kinh Doanh
Buffett xem sự hiểu biết sâu sắc về vận hành kinh doanh này là điều kiện tiên quyết đối với dự báo khả thi của hoạt động kinh doanh trong tương lai; có nghĩa là nếu bạn không hiểu về kinh doanh thì làm sao bạn có thể tiên đoán được hoạt động? Mỗi nguyên lý kinh doanh của Buffett đều hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng nên đề án lớn: Đầu tiên, hãy nhớ rằng bạn đang phân tích việc kinh doanh không phải là thị trường hay nền kinh tế hay sự ủy mị của nhà đầu tư. Thứ hai là kiên định trong việc tìm kiếm lịch sử hoạt động bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực của bạn. Và thứ ba là phải biết chắc thương vụ có triển vọng về lâu dài hay không.
Quản lý
Ba nguyên tắc quản lý của Buffett có liên quan đến việc đánh giá chất lượng quản lý. Có lẽ đây là tác nghiệp phân tích khó nhất của nhà đầu tư. Buffett đòi hỏi “quản lý có hợp lý không?” Cụ thể quản lý sẽ là khôn ngoan khi nó thỏa mãn yêu cầu tái đầu tư lợi nhuận hoặc chia lợi tức của cổ đông. Đây là câu hỏi sâu sắc. Hầu hết các khảo sát cho dù theo nhóm hay bình quân đều cho thấy có tính lịch sử rằng quản lý có xu hướng trở nên tham lam và giữ lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt vì theo lẽ tự nhiên họ có xu hướng xây dựng đế chế và tìm kiếm một vị thế hơn là sử dụng dòng vốn theo cách tối đa hóa giá trị của cổ đông. Một nguyên tắc khác đòi hỏi quản lý phải trung thực. Họ có chấp nhận sai lầm không? Và nguyên tắc quản lý cuối cùng đòi hỏi rằng: quản lý có chịu đựng được những mệnh lệnh hành chính không? Nguyên lý này là quan trọng trong phạm vị rộng, nó bao gồm cả việc tìm kiếm ban quản lý say mê hành động và chống lại việc mù quáng sao chép chiến thuật và chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Nếu đọc cuốn sách, nguyên tắc đặc thù này có giá trị một cách khác thường. Nó đòi hỏi sự suy ngẫm và là một trong những điều quan trọng nhất
Thước đo tài chính:
Buffett nhìn vào lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hầu hết các sinh viên tài chính đều hiểu rằng ROE có thể bị nhiễu bởi tỷ số nợ (là tỷ số giữa tổng nợ với vốn chủ sở hữu), cho nên về lý thuyết chỉ số này còn thấp hơn chỉ số tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC) theo một số phương diện. ROC theo tôi có nghĩa là giống như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn vay (ROCE) mà ở đó tử số là lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các nguồn vốn được cung cấp và mẫu số bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Dĩ nhiên, Buffett hiểu rằng thay vì loại bỏ riêng các doanh nghiệp mang nợ thì tốt hơn là xem xét đến một mức nợ thấp hợp lý. Ông cũng tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức hợp lý tự nhiên.
Hai nguyên tắc tài chính cuối cùng đều có chung cơ sở lý thuyết từ khái niệm Giá trị kinh tế gia tăng. Đầu tiên, Buffett xem xét đến cái mà ông gọi là “thu nhập của chủ sở hữu”. Về thực chất đây là thu nhập sẵn có của các cổ đông, về tính kỹ thuật thì nó không liên quan tới thu nhập từ cổ phần. Theo Buffett, nó được định nghĩa là lãi ròng (Net income) cộng thêm phần giá trị khấu hao và phần nợ trả dần (nghĩa là phần giá trị không bao gồm khoản phí liên quan đến tiền) (D&A) trừ đi chi phí vốn đầu tư dài hạn (CAPX) trừ đi chi phí vốn phát sinh cho nhu cầu hoạt động (charge in W/C). Tóm lại: lãi ròng + D&A – CAPX – (charge in W/C).
Giá trị:
Nhóm nguyên tắc cuối cùng là Giá trị, theo đó Buffett thiết lập cách làm dựa trên sự dự đoán giá trị thực của một công ty. Một đồng nghiệp kết luận quá trình liên quan mật thiết thiết này như “toán học liên kết”. Buffett dự đoán thu nhập chủ sở hữu trong tương lai sau đó chiết khấu trở lại tới giá trị hiện tại. Nên nhớ rằng nếu bạn áp dụng nguyên tắc khác, sự dự đoán thu nhập tương lai – theo định nghĩa – được thực hiện dễ hơn thông thường. Ví dụ như những khoản thu nhập không đổi định kỳ thì dễ dự đoán hơn.
Buffett cũng đưa ra khái niệm “rào chắn – Moat”, cái được nổi lên như một hệ quả trở thành tập quán thành công trên Morningstar của những công ty được yêu thích nhờ có “rào chắn kinh tế” (economic moat). Rào chắn là “cái đem lại cho công ty một lợi thế rõ rệt hơn đối thủ khác và bảo vệ nó trước những sự tấn công bất ngờ từ sự cạnh tranh”.
Nguyên lý của Buffett tạo thành nền tảng trong đầu tư giá trị, nó có cơ chế mở cho sự thích nghi và diễn giải lại về sau. Nó là một câu hỏi mở tới mức những nguyên tắc này đòi hỏi sự bổ sung bằng tri thức trong tương lai, nơi những quá trình lịch sử diễn ra tương ứng khó tìm thấy hơn, yếu tố vô hình đóng một vai trò quan trọng hơn trong giá trị quyền kinh doanh và sự không rõ ràng về ranh giới giữa các ngành công nghiệp làm cho sự phân tích kinh doanh càng khó khăn hơn.