Tại sao tiếng anh của người Nhật lại không giỏi lên được?
Tiếng anh hiển nhiên là điều cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa và tại Nhật việc nỗ lực nâng cao trình độ tiếng anh vẫn kéo dài qua các năm. Tuy nhiên người Nhật có vẻ đang không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc năng lực tiếng anh đang phát triển cả. Có thể nêu ra các lý do như sau
Phản ánh qua ngay chính điểm số
Theo cuộc điều tra kiểm tra trình độ tiếng anh của 100 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới được tổ chức vào năm 2019 do Hội đồng giáo dục anh ngữ EF của Thụy Sĩ thì Nhật Bản đứng thứ 53 với 4 năm liên tiếp bị đánh giá là trình độ kém. Trong các quốc gia Châu Á, so với Hàn Quốc , Trung Quốc Đại Lục và Việt Nam thì kết quả thấp hơn đến tận 11 bậc. So tiếp về điểm số TOIEC năm ngoái thì Nhật Bản cũng có thành tích đáng tiếc khi xếp thứ 44 trên tổng số 49 quốc gia.
Nhận ra sự quan trọng của tiếng anh trong vấn đề toàn cầu hóa, chính phủ cũng đã đầu tư sức lực cho việc giảng dạy nhưng theo 1 cuộc khảo sát do Rakuten thực hiện vào năm 2016 , thì trong số 1000 người từ 20 đến 69 tuổi, có tới khoảng 70% trả lời rằng tiếng anh của bản thân rất tệ .Chỉ có 8,7% số người tự tin trả lời mình giỏi và khá giỏi tiếng anh.
Theo Eric Margolis? ,một nhà văn và dịch giả của tờ Foreigin policy , nói rằng tiếng anh xuất hiện tràn ngập trên truyền hình Nhật , quảng cáo Nhật. Các công ty yêu cầu sử dụng tiếng anh cũng đã xuất hiện và các chương trình hội thoại tiếng anh cũng được phát sóng hàng ngày. Những đứa trẻ có khả năng song ngữ Anh Nhật thì nhận được rất nhiều lượt theo dõi , ủng hộ trên Instagram, và những ai mà nói được tiếng anh thì đều để lại hình ảnh là thông minh, giỏi giang trong mắt mọi người. Mặc dù tiếng anh xuất hiện xung quanh và luôn nhìn nhận rằng việc biết tiếng anh là một điểm cộng to lớn nhưng năng lực anh ngữ của người Nhật vẫn không hề được nâng cao.
Dung túng cho tiếng anh không chuẩn- Tác hại trong lối suy nghĩ của người Nhật
Trong suốt thế kỉ 20, tiếng anh được đưa vào tiếng nhật dưới dạng từ mượn, các biển hiệu, khẩu hiệu , quảng cáo bằng tiếng anh cũng như số người dùng tiếng anh cũng nhờ thế tăng lên. Theo Margolis , là vì tiếng anh với Mỹ có mối liên hệ mật thiết ,được xem là biểu tượng khẳng định của sự ưu tú.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính điều trên đã khiến tiếng anh Katakana hay tiếng anh sai lan rộng ra. Theo CNN , người Nhật khó phân biệt được phát âm của L và R , English thì toàn nhầm thành Engrish, đến tiếng anh sử dụng trong quảng cáo cũng sai lỗi chính tả, và điều này khiến số người học tiếng anh sử dụng tiếng anh nhầm càng tăng lên. Với người Nhật thì tiếng anh là một phần của thiết kế sang trọng, tuy nhiên cũng nhiều người chả ngại khi để nguyên xi cái sai đấy vào sử dụng. Theo ông Taguchi thì do hầu hết người Nhật đều ở một môi trường mà họ có thể sống mà không cần dùng tiếng anh hàng ngày, tuy nhiên CNN cho rằng đây có phải thực sự là lý do không khi mà đến cả tiếng anh viết cho người Âu-Mĩ mà vẫn có thể thấy được những lỗi sai ngữ pháp cũng như các cách diễn đạt lạ lùng.
Magolis nghi ngờ việc giảng dạy tiếng anh tại trường học khiến trình độ của học sinh kém. Ngoài ra văn hóa quá cầu toàn của người Nhật cũng ảnh hưởng không ít. Trong lớp kể cả có học sinh muốn tham gia học tiếng anh đi nữa thì cũng chẳng có mấy em khác muốn tham gia cùng. Theo ông Taguchi , là do có thói quen cũ khó bỏ là dù muốn nói tiếng anh đi nữa nhưng lại ghét bị chú ý trong lớp hoc.
Toàn cầu hóa , dân số giảm , nâng cao năng lực anh ngữ không thể chờ đợi thêm
Theo Margolis, dù tiếng anh được yêu thích nồng nhiệt nhưng vẫn có nhiều điều khiến việc học tiếng anh bị ngăn cản ở Nhật. Mặc dù số người nước ngoài đến Nhật làm việc sẽ ngày mọt tăng trong tương lai nhưng tuy nhiên hầu hết lại là người Châu Á, thêm nữa Nhật là một trong những nước phụ thuộc vào ngoại thương hàng thấp nhất trên thế giới, vì thế dù không giỏi tiếng anh đi nữa thì kinh tế vẫn xoay vòng được. Có nghiên cứu chứng minh rằng năng lực tiếng anh cũng chả đóng góp gì vào sự thành công của Nhật cả. Và cũng theo ông , ở Nhật người ta còn đang lo ngại rằng khả năng tiếng Nhật của giới trẻ sẽ bị suy giảm và nên ưu tiên cái nào trước, điều này khiến chúng ta cũng không rõ liệu vấn đề tiếng anh tại Nhật sẽ đi về đâu.
Tiếng anh sẽ không cần thiết nếu Nhật không có mong muốn phát triển quan hệ với các nước khác. Tuy nhiên,có nhiều công ty lớn không thể mong chờ phát triển từ thị trường nội địa nên kết cục là vẫn phải cần đến tiếng anh. Theo Margolis , xem xét chiều hướng dân số giảm sút, nếu không có tiếng anh thì sẽ bị bỏ lại trong cuộc cạnh tranh của nền kinh tế thế giới , không còn phương án để lựa chọn nữa.