Người cao tuổi tại Nhật ngủ trên 5 tiếng có nguy cơ tử vong cao
Người cao tuổi ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ và tỷ lệ tử vong cao.
Chỉ riêng ở Mỹ đã có gần 6 triệu người trưởng thành mắc bệnh Alzheimer và các bệnh suy giảm trí nhớ khác. Người ta cũng ước tính rằng vào năm 2050, ở Mỹ sẽ có 16 triệu người trưởng thành sống chung với bệnh Alzheimer (Bệnh mất trí nhớ tạm thời).
Thiếu ngủ có thể liên quan đến bệnh suy giảm trí nhớ và tử vong. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Aging vào tháng 2 năm 2021 bởi một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Bệnh viện Brigham and Women's và Đại học Boston.
Nhóm nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu từ 2810 người trưởng thành (trung bình 76 tuổi) từ nhóm nghiên cứu và điều tra mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ và tử vong. Kết quả cho thấy những người báo cáo rằng ngủ 5 tiếng/đêm trở xuống có nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ cao gấp đôi so với những người báo cáo ngủ 7-8 tiếng.
Trong suốt thời gian nghiên cứu 5 năm, những người mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ mỗi đêm có nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ tăng 45%. Những người báo cáo rằng họ bị thiếu ngủ, cần ngủ trưa hay những người khó tỉnh táo vào ban ngày cũng có tỷ lệ tử vong cao
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chất lượng và độ dài của giấc ngủ có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ và tỷ lệ tử vong. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi trong 10 năm đối với 1517 người Nhật Bản trên 60 tuổi. Kết quả cho thấy những người ngủ từ 5 đến 6,9/đêm có tỷ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ và tỷ lệ tử vong thấp hơn trong thời gian nghiên cứu.
Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe nhưng nó thường bị đánh giá thấp. Ví dụ về bệnh rối loạn giấc ngủ bao gồm bệnh mất ngủ (khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc), ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy, hội chứng chân đứng ngồi không yên, hội chứng ngủ gà ngủ gật,v.v …được tìm thấy ở 1/3 trong số người trưởng thành. Bên cạnh đó là gần 100 loại bệnh liên quan đến giấc ngủ.
Những người bị bệnh về thần kinh có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ. Như hai nghiên cứu nêu trên, rất khó xác định mối tương quan và mối quan hệ nhân quả. Ngoài ra, những người bị rối loạn giấc ngủ như tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, điều này cũng gây khó khăn cho việc đánh giá tỷ lệ tử vong.
Dịch bệnh corona trong 11 tháng qua đã dẫn đến tình trạng nhà ở không ổn định và gia tăng các trường hợp mất nơi ở. Những vấn đề như vậy cũng liên quan đến việc thiếu ngủ.
Mối quan hệ giữa sức khỏe não bộ, tuổi thọ và giấc ngủ vẫn còn khó chứng minh. Vì vậy có thể nói rằng các nghiên cứu sâu hơn tập trung về việc vệ sinh giấc ngủ, đánh giá và điều trị các rối loạn giấc ngủ trong suốt cuộc đời sau khi trưởng thành cần được giải quyết trong một xã hội đang già đi tại Nhật Bản.